Hoạt động của hệ thống kiểm toán nội bộ; Kiểm toán nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng được hình thành và phát triển như một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng (bao gồm Ngân hàng nhà nước-NHNN; Ngân hàng thương mại-NHTM). Khi luật NHNN (tháng 12/1997), Luật các tổ chức tín dụng (tháng 7/1997) được ban hành thì haotj động kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và kiểm toán nội bộ (KTNB) được khẳng định rõ ràng, ngày càng dược hoàn thiện và nâng cao nhăm giúp cho hoạt động ngân hàng đi đúng hướng an toan và hiệu quả.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng được hình thành và phát triển như một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu tổ chức cũng như mọi lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng (bao gồm Ngân hàng nhà nước-NHNN; Ngân hàng thương mại-NHTM). Khi luật NHNN (tháng 12/1997), Luật các tổ chức tín dụng (tháng 7/1997) được ban hành thì haotj động kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) và kiểm toán nội bộ (KTNB) được khẳng định rõ ràng, ngày càng dược hoàn thiện và nâng cao nhăm giúp cho hoạt động ngân hàng đi đúng hướng an toan và hiệu quả.

Hệ thống KSNB, KTNB trong lĩnh vực ngân hàng hoạt động theo mô hình ngành dọc từ ngân hàng Trung ương đến các chi nhánh, đơn vị thuộc, trực thuộc của ngân hàng. NHNN và NHTM (được hiểu là NHTM nhà nước) tuy hoạt động ở 2 cấp độ khác nhau, NHNN với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, NHTM hoạt động theo mô hình DNNN song công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ có những điểm giống nhau về phương pháp và cũng cí điểm khác nhau nhất định về cơ cấu tổ chức cũng như đặc điểm hoạt động.

Đối với NHNN

Đặc điểm hoạt động

Theo điều 57 Luật NHNN, công tác kiểm tra,kiểm soát hoạt động của NHNN giao cho Vụ Tổng kiểm soát (TKS) thực hiện với nhiệm vụ được quy định trong Qui chế tổ chức hoạt động tại Quyết định số 1128/2004/ QĐ-NHNN ngày 9/9/2004, cụ thể:Ban hành các quy định, qyi trình nghiệp vụ kiểm soát hoạt động, KTNB NHTW; hướng dẫn,kiểm tra công tác kiểm soát hoạt động tại các đơn vị thuộc NHNN; tổ chức thực hiện KTNB trong các lĩnh vực ngân hàng,NHTM hoạt động theo mô hình DNNN song công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ có những điểm giống nhau về phương pháp và có những điểm khác nhau nhấtđịnh về cơ cấu tổ chức cũng như đặc điểm hoạt động.

Đối với NHNN

   Đặc điểm hoạt động

   Theo Điều 57 Luật NHNN,công tác kiểm tra,kiểm soát hoạt động của NHNN giao cho Vụ Tổng kiểm soát (TKS) thực hiện với nhiệm vụ được quy định trong Quy chế hoạt động tại Quyết định số 1128/2004/QĐ –NHNN ngày 9/9/2004, cụ thể: Ban hành các quy định, quy trình nghiệp cụ kiểm soát hoạt động tại các đơn vi thuộc NHNN;tổ chức thực hiện KTNB trong các lĩnh vực: tuân thủ pháp luật, các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHNN và việc chỉ đạo của Thống đốc; Báo cáo tài chính (BCTC) của NHNN và các đơn vị kế toán trực thuộc; các dự án mua sắm tài sản,các dự án đầu tư va xây dựng mới, dự án cải tạo, sửa chữa lớn nâng cấp tài sản và việc ứng dụng công nghệ tin học tại các đơn vị thuộc NHNN; việc quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước; an toàn kho quĩ NHNN; thực hiện KTNB các dự án mua sắm tài sản, dự án đầu tư xây dựng lớn của NHNN từ giai đoạn lập kế hoạch theo quyết định của Thống đốc…

   Cơ cấu tổ chức của vụ TKS (theo Quyết định 1128/2004/QĐ-NHNN ngày 9/9/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) gồm Vụ trưởng và một số Phó Vụ trưởng với 04 phòng nghiệp vụ: Phòng xây dựng chương trình và thẩm định BCKT (Phòng kiểm toán số 1); Phòng kiểm toán BCTC và dự án đầu tư (Phòng kiểm toán số 2); Phòng kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động (Phòng kiểm toán số 3); Phòng kiểm toán tin học và ngoại hối (Phòng kiểm toán số 4).Nhân sự tham gia: Tại NHNNTW, Vụ Tổng kiểm soát có 50 người.Tại các chi nhánh tỉnh,thành phố: có ít nhất một người làm nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát nội bộ(có từ 2 người trở lên).Các chi nhánh NHNN chủ yếu thực hiện nghiệp vụ kiểm soát chi tiết một số nghiệp vụ cụ thể tại nơi công tác( như công tác an toàn kho quỹ, kiểm soát chi tiêu nội bộ…); thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo ngành dọc của Vụ TKS.

   Quy chế được hoạt động được Thống đốc NHNN quy định tại Quyết định số 486/2003/QĐ-NHNN ngày 19/05/2003, cụ thể:

   Mục tiêu hoạt động: Đảm bảo các đơn vị tuân thủ chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước,quy chế, quy trình nghiệp vụ của NHNN, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm hoặc không tuân thủ pháp luật, quy trình nghiệp vụ dẫn đến rủi ro trong hoạt động; đảm bảo hoạt động của từng đơn vị được triển khai đúng định hướng, các biện pháp thực hiện nghiệp vụ có hiệu lực và hiệu quả; xác định, xác định tính chính xác, đầy đủ, hợp lý của các thông tin trên BCTC và báo cáo nghiệp vụ của các đơn vị; bảo vệ an toàn tài sản và uy tín của NHNN;kiến nghị với Thống đốc NHNN trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, tăng hiệu quả hoạt động.

   Nguyên tắc hoạt động: Tuân thủ pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ và nội dung chương trình kiểm toán đã được Thống đốc NHNN phê duyệt; đảm bảo tính độc lập, trung thực khách quan và giữ bí mật Nhà nước, bí mật của đơn vị được kiểm toán; không gây cản trở hoạt động và can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị được kiểm toán.

   Phạm vi hoạt động: kiểm toán BCTC của NHNN; kiểm toán tuân thủ đối với các đơn vị; kiểm toán hoạt động, đánh giá thực hiện tình hình nhiệm vụ của các đơn vị nhằm đạt mục tiêu chung của NHNN.

   Hình thức KTNB, gồm: Kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động

   Thực trạng hoạt động

   Trong những năm qua hoạt động kiểm soát, KTNB của NHNN đã được chú trọng và ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của Thống đốc NHNN trong việc thực thi nhiệm vụ được giao.Qua công tác kiểm soát, KTNB, đã phát hiện điều chỉnh các sai xót trong hoạt động của NHNN và các đơn vị thuộc NHNN. Đã kiến nghị Thống đốc NHNN bổ sung, sửa đổi quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm nâng cao hoạt động của các đơn vị trong hệ thống NHNN;

   Một số thuận lợi, khó khăn trong hoạt động: Vụ Tổng kiểm soát là đơn vị được Thống đốc NHNN chỉ đạo trực tiếp; được sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị trong hệ thống NHNN; cán bộ làm công tác kiểm tra, KTNB có trình độ chuyên môn,kinh nghiệp trong lĩnh vực Ngân hàng, có trách nhiệm, tâm huyết với nghiệp vụ kiểm tra, KTNB…

   Tuy nhiên trong hoạt động còn có một số khó khăn như: Đội ngũ cán bộ còn thiếu, trình độ chuyên môn không đồng đều; hệ thống quy trình nghiệp vụ ; hệ thống quy trình nghiệp vụ đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện; tính độc lập, khách quan còn hạn chế; phương pháp KTNB còn khá mới mẻ nên còn lúng túng trong việc tiếp cận nghiệp vụ kiểm toán…do đó kết quả chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho việc điều hành của Thống đốc NHNN…

   Một số đánh giá chung vê công tác KTNB của NHNN qua hoạt động kiểm toán của KTNN

   Theo Điều 48-Luật NHNN, hằng năm BCTC của NHNN do cơ quan KTNN xác nhận. Gân 10 năm KTNN thực hiện kiểm toán NHNN, ngoài việc kiểm tra, xác định tính đúng đắn, trung thực, hợp lý của BCTC NHNN, KTNN đã nêu lên nhiều kiến nghị trong điều hành của NHNN cũng như các cơ quan hữu quan, nhằm sửa đổi, bổ xung cơ chế chính sách phù hợp với đặc điểm hoạt động của NHNN trong từng thời  kì. Đặc biệt là qua việc kiểm toán BCTC đã đưa công tác tài chính, kế toán của NHNN vào nề nếp…

   Theo luật KTNN, ngoài việc kiểm toán BCTC, KTNN (KTNN Chuyên ngành VII) đã kết hợp kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động của NHNN. Đã đánh giá tính khách qaun khá đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả trong việc ban hành các quy định cũng như thực hiện điều hành hoạt động của NHNN. Hàng năm khi triển khai kiểm toán, KTNN đã nghiên cứu hoạt động của hệ thống kiểm soát, KTNB NHNN để phối hợp triển khai nhiệm vụ nhằm khai thác tốt  kết quả kiểm tra của hệ thống này, do đó đã tiết kiệm thời gian nhân lực, chi phí của KTNN.

   KTNN và NHNN đã có sự phối hợp (Vụ TKS và KTNN VII) để triển khai kiểm toán hàng năm, tuy nhiên vẫn còn hiện tượng chồng chéo khi chọn đối tượng kiểm toán( khối vụ, Cục của NHTW) ảnh hưởng phần nào đến hoạt động bình thường và tâm lý của đơn vị được chọn mẫu kiểm toán.

   Trong chương trình công tác hàng năm Vụ TKS đều xây dựng kế hoạch kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động tại một số đơn vị, chi nhánh NHNN, vụ, Cục NHNN. Tuy nhiên kết quả chưa cao, chưa có điều kiện xác nhận đầy đủ hoạt động tài chính trong niên độ kế toán cũng như thông qua việc kiểm toán để đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong điều hành của NHNN tại một thời điểm nhất định. Thực tế, hoạt động của Vụ TKS thời gian qua chưa phân định rõ nét là KSNB hay KTNB, đôi khi hình thức kiểm toán nội bộ có vẻ được chú trọng hơn bởi tên của “ Vụ tổng kiểm soát” song hình thức kiểm soát cũng chưa thực hiện đầy đủ và có hiệu quả như kỳ vọng của các cấp lãnh đạo trong NHNN. Còn với chức năng là KTNB thì phương pháp kiểm toán còn khá đơn giản, nặng về nội dung kiểm toán chi tiết, thiếu phương pháp kiểm toán tổng quát để đánh giá toàn diện hoạt động của NHNN (qua việc xác nhận BCTC theo niên độ kế toán của NHNN hoặc qua đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả công tác điều hành hoạt động của một bộ phận, một đơn vị trong NHNN…). Thời gian qua, mặc dù công tác KTNB của NHNN được Vụ TKS thực hiện đều đạt song các sai xót (khá trọng yếu) không được phát hiện, đặc biệt là kiểm toán BCTC, qua kết quả kiểm toán hầu như năm nào KTNN cũng phát hiện và điều chỉnh khá nhiều chỉ tiêu trong BCTC của NHNN đồng thời năm nào KTNN cũng đã kiến nghị NHNN nghiên cứu bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống KSNB từ ban hành văn bản đến nâng cao năng lực hoạt động của các bộ phận nghiệp cụ trong NHNN.

   (Ngày 28/8/2008 tại Nghị định số 96/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam, trong cơ cẩu tổ chức của NHNN có Vụ Kiểm toán nội bộ, tuy nhiên hiện nay hoạt động của NHNN vẫn thực hiện theo Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003, NHNN đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ… Theo Nghị đính số  96/2008/NĐ-CP. Hoạt động trên được trình bày về hệ thống hoạt động kiểm tra, kiểm soát của NHNN do Vụ Tổng kiểm soát thực hiện theo Nghị định 52/2003/NĐ-CP).

Đối với NHTM

Đặc điểm hoạt động

   Trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát Luật doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) năm 1995 đã có quy định liên quan đến KTNB và Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập, tuy nhiên chức năng nhiệm vụ chưa rõ ràng, chưa đề cập cụ thể đến hoạt động của KTNB. Để hướng dẫn hoạt động của KTNB cho các DNNN, năm 1997 Bộ tài chính ban hành Quyết định 832/TC/QĐ/CĐKT. Trong lĩnh vực ngân hàng, hệ thống kiểm tra, kiểm soát của NHTM được xây dựng trên cơ sở Luật Các Tổ chức tín dụng và Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN3 ngày 3/1/1998 của Thống đốc NHNN về Quy chế kiểm tra, KTNB của tổ chức tín dụng (TCTD). Theo quy định trên, hoạt động kiểm tra, KTNB được tổ chức thành bộ phận chuyên trách đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Tỏng giám đốc ( Giám đốc) đã làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan dẫn đến làm giảm hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ của bộ phận này. Nguyên nhân do bất cập của các quy định trên về mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ; Do nhận thức chưa đầy đủ về sự cần thiết, tác dụng của hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nên chất lượng hoạt động của công tác này tại các NHTM chưa được phát huy, hiệu qửa còn hạn chế. Chức năng KSNB bị đồng bộ với chức năng KTNB, chưa phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp lãnh đạo đối với hệ thống KSNB, hoạt động của bộ phận này không đảm bảo tính độc lập, khách quan, kết quả hoạt động chủ yếu là “hậu kiểm”, chưa có nhiều phát hiện mang tính ngăn ngừa, dự báo cho việc quản trị điều hành hoạt động của NHTM nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực hiện có của NHTM một cách tốt nhất.

Để khắc phục những bất cập trên, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD năm 2004 đã tách bạch rõ hai chức năng KTNB và KSNB được quy định tại điều 38 “quy định nhiệm vụ KTNB thuộc về Ban kiểm soát” và Điều 41 quy định “TCTD phải lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ thuộc bộ máy điều hành, giúp Tổng giám đốc (Giám đốc) diều hành thông suốt, an toàn và đúng phấp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của TCTD”. Các quy định trên có một bước tiến trong việc nâng cao tính độc lập, khách quan của bộ phận KTNB (trực thuộc HĐQT).Để tạo điều kiện phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống KSNB và KTNB, NHNN đã ban hành Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNNvà Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 1/8/2006 về “ Ban hành quy chế kiểm tra KSNB của TCND” và “ Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của TCND”. Với 2 quyết định trên NHNN đã phân định rõ chức năng KSNB và KTNB. NHNN đã coi trọng những nguyên tắc cơ bản là tính độc lập,tính khách quan và tính chuyên nghiệp của KTNB. Tại khoản 1 Điều 7 của Quyết định 37 của bộ máy của KTNB đã nêu “ KTNB của TCND được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc, trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp cuat Ban kiểm soát”. Tại khoản 2 Điều 16 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng nêu tính trung thực, khách quan của kiểm toán viên (KTV) nội bộ khi thực thi nhiệm vụ.

   Trước khi có Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN công tác kiểm tra, KTNB được hình thành trong bộ máy tổ chức của NHTM theo 2 góc khác nhau: Hội đồng quản trị (HĐQT) có Ban kiểm soát HĐQT giúp HĐQT kiểm tra công tác điều hành của Tổng Giám đốc (Giám đốc) ban điều hành của Tổng Giám đốc(Giám đốc) có Ban hoặc Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ giúp Ban điều hành kiểm tra hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệ thống.

   Với hai quyết định trên công tác KTNB của TCTD nói chung, NHTM nói riêng đã cải thiện một bước rõ nét phù hợp với đặc điểm hoạt động của Ngân hàng hiện đại trong điều kiện hội nhập hiện nay. Triển khai quyết định trên, các NHTM đã tổ chức lại bộ máy KTNB như Trung ương thành lập Ban kiểm soát và Phòng, hoặc Ban KTNB do Ban Kiểm soát HĐQT quản lý, Ở các chi nhánh có các Phòng KTNB hoặc Phòng KTNB khu vực (Ngân hàng Công thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển). Mặc dù bộ phận KTNB đã đước các NHTM thành lập, song bản chất hoạt động của bộ phận này (từ mô hình tổ chức đến nội dung hoạt động) lại không đồng nhất, bởi chính sự nhận thức của mỗi ngân hàng và do “tính mở” trong quy định của NHNN tại Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN, cụ thể tại điều 8-Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ, khoản 1 có nêu “tuy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của mình, TCTD tự xem xét, quyết định thành lập bộ phận kiểm tra, kiểm soat nội bộ bộ phận chuyên trách, chịu sự điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc (Giám đốc)…” và tại khoản 2 “Bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ chuyên trách có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của các quy luật về các quy chế, qui trình nghiệp vụ, qui định nội bộ của TCTD; giúp Tổng Giám đốc thực hiện việc tự kiểm tra để tổng hợp, rà soát đánh giá có hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ…”. Theo qui định trên, TCTD có thể thành lập haocwj không thành lập bộ phận chuyên trách kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Thực tế hiện nay ở một số NHTM đã triển khai đúng tinh thần Quyết định 37/QĐ-NHNN trong việc thành lập bộ phận KTNB tại Trung ương nhưng tại chi nhánh lại thành lập các Phòng Tổ với tên gọi là Kiểm tra, KTNB hoặc trực thuộc Ban kiểm soát HĐQT như Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long; hoặc trực thuộc Tổng Giám đốc như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam…Do đó có thể dẫn đển sự chồng chéo (về nguồn nhân lực và quá trình tác nghiệp) và hạn chế đến tính độc lập, hiệu quả hoạt động của các bộ phận này.

   Một số nhận xét về kết quả hoạt động của công tác kiểm tra, kiểm soát, KTNB tại các NHTM qua kết quả kiểm toán của KTNN

   Khi lập kế hoạch kiểm toán tại các NHTM, công tác khảo sát thu thập thông tin được KTNN rất chú trọng, trong đó có việc đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán nhằm giúp cho việc triển khai kiểm toán ban đầu đúng mục đích, yêu cầu, tiết kiệm nhân lực, thời gian và kinh phí của KTNN.

Những nhận định ban đầu về tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống KSNB; tính đầy đủ và hiệu lực của qui trình KSNB…của đối tượng chọn kiểm toán đều được dánh giá khá tốt như: HĐQT, Tổng Giám đốc đã chú trọng và quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động nghiệp vụ trong toàn hệ thống, tạo môi trường kiểm soát chặt chẽ, phù hợp với qui định hiện hành của Nhà nước như: xây dựng các hệ thống qui chế điều hành hoạt động kahs đầy đủ; Hệ thống kiểm tra, KTNB độc lập với bộ phận nghiệp vụ…qua kết quả hoạt động của bộ phận kiểm soát nội bộ đã phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai sót trong công tác quản lý, điều hành các bộ phận nghiệp vụ; Tham mưu đè xuất với Ban lãnh đạo sửa đổi bổ sung các qui chế phù hợp với đặc điểm hoạt động và qui định của Nhà nước…

Tuy nhiên, qua kết quả kiểm toán, KTNN đánh giá hiệu qảu haotj động của bộ phận này không cao, còn kahs nhiều bất cập như chưa đánh giá đúng vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Chưa quan tâm nhiều đến vị trí vai trò của công tác này cũng như nguồn nhân lực (về bố trí nhân sự, về chính sách đãi ngộ, về cơ chế hoạt động…) do vậy có thể đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, KTNB của NHTM hiện nay nhìn chung vừa thiếu về số lượng vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ và chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp…nên kết quả hoạt động chưa cao, đôi khi hoạt động còn mang tính hình thức, né tránh, ngại va chạm, không phát hiện, ngăn chặn kịp thời các sai sót khi tác nghiệp của các bộ phận nghiệp vụ trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng…Một nguyên nhân khác làm cho hiệu quả của các bộ phận này của các NHTM còn nhiều hạn chế bởi chưa được cơ quan quản lý nhà nước (NHNN hoặc cơ quan khác) giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ KTNB một cách bài bản theo các chuẩn mực nghề nghiệp đã được ban hành, thực tế các NHTM rất lúng túng về xây dựng bộ máy và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, KTNB tại đơn vị mình.

Từ kết quả kiểm toán một số NHNN của KTNN cho thấy, mặc dù tại các NHTM đã có thành lập bộ phận kiểm tra, KTNB (có thể tên gọi bộ phận KTNB của các NHTM không giống nhau), song kết quả hoạt động không cao, không tham mưu được nhiều cho Ban lãnh đạo trong việc ngăn ngừa ngững sai sót trong hoạt động của NHTM hoặc đề xuất xửa đổi cơ chế hoạt động theo chế độ hiện hành…Tại các Báo cáo kiểm toán, KTNN phát hiện khá nhiều sai sót trong hoạt động tài chính cũng như công tác quản trị điều ahnhf của NHNN. Đồng thời qua kết quả kiểm toán, KTNN đã kiến nghị NHTM hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của KTNB cũng như bổ sung sửa đổi qui chế, qui trình nghiệp vụ phù hợp với chế độ hiện hành, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm tra, KTNB…

   Một số đề nghị nhăm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm tra, KTNB lĩnh vực ngân hang

   Đối với NHNN

   Thực hiện Điều 3-Nghị định 96/2008 ngày 26/8/2008 của Chính phủ về cơ cấu tổ chức của NHNN trong đó có tổ chức bộ máy của Vụ Kiểm toán nội bộ, NHNN cần nghiên cứu xây dựng chức năng nhiệm vụ của Vụ KTNB ngoài việc phù hợp với hoạt động của NHNN còn phải đồng bộ với các hoạt động kiểm toán chung (về tiêu chuẩn của cán bộ KTNB, về trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp; về chính sách đãi ngộ; về chuẩn mực, qui trình kiểm toán…) theo các qui định hiện hành của Nhà nước và thông lệ quốc tế cũng như trong khu vực. Cần có qui chế đặc thù nhằm nâng cao tính độc lập trong hoạt động của Vụ KTNB.

    Trên nền tảng qui trình nghiệp vụ Vụ Tổng Kiểm soát đã thực hiện trước đây, cần nghiên cứu ban hành Bộ chuẩn mực, qui trình kiểm toán trong lĩnh vực NHNN (NHTW và đơn vị thuộc, trực thuộc quản lý của NHNN).

   NHNN cần phối hợp tốt hơn nữa với KTNN (Vụ KTNB và KTNN chuyên ngành VII) trong việc trao đổi qui trình nghiệp vụ (về lĩnh vực kiểm toán; về hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng trung ương…) cũng như phối hợp công tác kiểm toán hàng năm với mục đích qua công tác kiểm toán của hai cơ quan có đánh giá sát thực, kịp thời đặc biệt là tính thời sự về hoạt động của NHNN cũng như tham mưu giúp Chính phủ, Quốc hội trong việc điều hành haotj động của NHNN theo đúng hướng là NHTW của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

   Đối với NHTM

   Trong lĩnh vực kiểm tra, kiểm soát, KTNB của NHTM, NHNN cần tổ chức đánh gái thực trạng hoạt động của bộ phận này trong các NHTM qua việc thực hiện 02 Quyết định của NHNN (QĐ 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 1/8/2006 về “Ban hành qui chế kiểm tra, KSNV của TCTD” và “Ban hành qui chế kiểm toán nội bộ của TCTD”) để sửa đổi, bổ sung, haonf thiện bộ máy KTNB tại các NHTM nhằm xác định rõ vị trí, vai trò công tác KTNB tạo điều kiện cho hoạt động KTNB đạt hiệu quả cao.

   Tổ chức hưỡng dẫn, kiểm tra chuẩn mực, qui trình KTNB, cập nhật kiến thức cho bộ phận nghiệp vụ KTNB của các NHTM để tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác KTNB hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Theo Bùi Thị Thu ( pho kiem toan truong KTNN chuyen nganh VII ) – tapchikiemtoan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *