Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam: Hoàn thiện các điều kiện chuyển giao quản lý hành nghề kế toán

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam: Hoàn thiện các điều kiện chuyển giao quản lý hành nghề kế toán
TCKT cập nhật: 31/05/2010

Cơ sở pháp lý về nội dung và điều kiện chuyển giao quản lý
hành nghề kế toán

Có thể nói, cho đến năm 2006, Việt Nam đã cam kết
mở cửa gần như hoàn toàn dịch vụ kế toán, kiểm toán. Trong bối cảnh đó, thấy rõ
tầm quan trọng của hoạt động nghề nghiệp trên và cơ sở các tổ chức nghề nghiệp
kế toán, kiểm toán đã có ở Việt Nam, ngày 14/07/2005, Bộ trưởng Bội Tài chính
đã ký Quyết định số 47/2005QĐ-BTC về việc chuyển giao một số công việc liên
quan đến quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán mà Bộ Tài chính đã và đang làm
cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) và Hội Kiểm toán viên hành nghề
Việt Nam (VACPA), với những nội dung cơ bản là:

(1) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nghề nghiệp kế
toán, kiểm toán cho kế toán viên và KTV hành nghề. Thực hiện cập nhật kiến thức
hành năm theo quy định cho kế toán viên và KTV hành nghề; (2) Quản lý thống
nhất danh sách doanh nghiệp kế toán, doanh nghiệp kiểm toán theo quy định của
pháp luật; (3) Xem xét điều kiện và công khai danh sách kế toán viên và KTV
hành nghề, danh sách doanh nghiệp kế toán và doanh nghiệp kiểm toán đủ điều
kiện hành nghề theo quy định của pháp luật; (4) Thực hiện kiểm tra tuân thủ
pháp luật về kế toán, kiểm toán chất lượng dịch vụ trong các doanh nghiệp kế
toán và doanh nghiệp kiểm toán. Khi phát hiện các sai phạm pháp luật thì báo
cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử lý. Hàng năm hực hiện tổng kết, đánh
giá chất lượng dịch vụ và hoạt động nghề nghiệp của kế toán viên và KTV hành
nghề, hoạt động kế toán, kiểm toán và báo cáo với Bộ Tài chính; (5) Các việc cụ
thể khác như: Cử đại diện của các Hội trong thành viên hội đồng thi và tổ
thường trực hội đồng thi kế toán viên và KTV hành nghề cấp nhà nước, tham gia
tổ chức thi KTC và kế toán viên hành nghề như: phát hành hồ sơ theo mẫu của hội
đồng thi, tổ chức thu hồ sơ và tổ chức bồi dưỡng, ôn tập trước khi thi.

Cũng theo Quyết định 47/2005/QĐ-BTC, việc chuyển giao chỉ
thực hiện khi VAA (cũng như VACPA) có đủ 4 điều kiện sau: (a) VAA phải bổ sung
Điều lệ, chấn chỉnh tổ chức bộ máy, đảm bảo đủ điều kiện hoạt động của một tổ
chưc nghề nghiệp, tự quản và độc lập; (b) Cán bộ của VAA phải có chứng chỉ hành
nghề, có kinh nghiệm thực tế; (c) Bộ Tài chính hỗ trợ một phần kinh phí, phương
tiện làm việc; (d) Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, giám sát hoạt động vủa VAA.

Trên tinh thần của Quyết định 47/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài chính
đã ban hành các hệ thống văn bản để tổ chức triển khai, bao gồm: Thông tư số
72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007 về hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế
toán; Quyết định số 94/2007/QĐ-BTC ngày 16/11/2007 về ban hành quy chế thi và
cấp chứng chỉ kiểm toán viên và hành nghề kế toán của Bộ Tài chính.

Những kết quả triển khai bước đầu

Trên thực tế thì VAA mới chỉ thực hiện các công việc được
chuyển giao từ tháng 6/2007 đối với quản lý hành nghề kế toán (sau khi Thông tư
số 72 có hiệu lực) và từ năm 2008 đối với các công việc cập nhật kiến thức cho
người hành nghề kế toán và kiểm tra chất lượng hoạt động, chất lượng dịch vụ kế
toán các doanh nghiệp, cá nhân hành nghề kế toán.

Các công việc VAA đã thực hiện mang tính đặt nền cho việc
được chuyển giao. Tuy mới chỉ là bước đầu song những kết quả đạt được cũng đáng
khích lệ. Một là, VAA đã xây dựng và triển khai các đề án nhằm thực hiện các
công việc được chuyển giao, bao gồm: đề án về quản lý hành nghề; đề án kiểm
tra, giám sát chất lượng hoạt động và đạo đức hành nghề kế toán; đề án về thông
tin cập nhật kiến thức cho hội viên và kế toán viên, kế toán hành nghề. Hai là,
VAA đã thành lập Ban quản lý hành nghề kế toán và ban hành tài liệu hướng dẫn
việc đăng ký và quản lý hành nghề. Ba là, VAA đã tổ chức liên hệ với Cục Thuế
và Sở kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố, nắm danh sách doanh nghiệp và cá
nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ kế toán. Bốn là, VAA đã phối hợp cùng Bộ Tài
chính tổ chức hai hội nghị ở Hà Nội và TP.Hồ Chính Minh về việc triển khai công
tác đăng ký và quản lý hành nghề kế toán, thực hiện công tác tuyên truyền, phổ
biến các quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kế toán.

Cho đến cuối 2008, VAA đã nhận được 34 bộ hồ sơ của các
doanh nghiệp, cá nhân xin đăng ký hành nghề kế toán và đã xác nhận, thông báo
công khia 18 doanh nghiệp và 1 cá nhân đủ điều kiện hành nghề kế toán. Riêng
các doanh nghiệp kiểm toán có cung cấp dịch vụ kế toán thực hiện đăng ký hành
nghề ở VACPA theo quy định. VAA đã tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ kế
toán 3 doanh nghiệp dịch vụ kế toán ở Hà Nội năm 2008. VAA đã tổ chức một số
lớp cập nhật kiến thức cho kế toán viên hành nghề.

Tiếp tục hoàn thiện các điều kiện chuyển giao

Trong thời gian tới, VAA cần tiếp tục hoàn thiện các điều
kiện chuyển giao theo quy định của Bộ tài chính.

Thứ nhất, VAA cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ, chấn
chỉnh tổ chức bộ máy và hệ thống quản chế quản lý, kiểm soát nội bộ của Hội,
đảm bảo đủ điều kiện hoạt động của một tổ chức nghề nghiệp tự quản và độc lập;
Cụ thể như: Tăng cường số cán bộ quản lý có chúng chỉ kế toán viên hoặc kiểm
toán viên hành nghề; Chấn chỉnh bộ máy quản lý theo nguyên tắc phù hợp, có hiệu
quả, nâng cao tính nghề nghiệp, qua đó, để hoạt động của Hội có tác dụng tích
cực, hiệu quả, trực tiếp đến từng hội viên, kể cả hội viên tiềm năng. Kiện toàn
bộ máy quản lý của VAA, bao gồm Ban Thường trực và các ban chuyên môn, có cán
bộ chuyên trách và cán bộ bán chuyên trách hỗ trợ nhau trong hoạt động; Nghiên
cứu đổi mới mô hình hoạt động. Có thể hình thành các Hội trực thuộc như: Hội Kế
toán viên hành nghề; Hội Kế toán trưởng (CLB Kế toán trưởng); Hội những người
làm Kế toán tổng hợp; Hội những người giảng dạy kế toán.

Xây dựng đầy đủ các quy chế hoạt động cần thiết, (như quy
chế đào tạo, quy chế quản lý hội viên, quy chế nhân viên, quy chế trang web;
quy chế đối ngoại; quy chế tài chinh – kế toán; quy chế đăng ký hành nghề; quy
chế làm việc của BCH…) làm cơ sở tổ chức và chỉ đạo hoạt động. Các quy chế
này cần được xây dựng trên cơ sở học tập thông lệ quốc tế vận dụng phù hợp với
Việt Nam.
Thứ hai, VAA cần từng bước xây dựng được đội ngũ cán bộ của Hội có chúng chỉ
hành nghề cà kinh nghiệm thực tế. Cán bộ làm việc chuyên trách tại Văn phòng
Hội cần từng bước được tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là các iêu chuẩn về bằng cấp,
kinh nghiệm chứng chỉ hành nghề…, tùy theo từng vị trí công tác…

Thứ ba, về kinh phí và phương tiện làm việc phấn đấu theo
thứ tự ưu tiên như sau: (1) Với tính chất là hội nghề nghiệp tự quản và độc
lập, phấn đấu tự chủ về tài chinh thông qua các hoạt động nghề nghiệp, tạo các
quản khoản thu (hội phí, phí đào tạo, phí tư vấn…) đủ đề trang trải mọi chi
phí hoạt động của Hội, dần dần có tích lũy để phát triển.

(2) Tìm kiếm và kêu gọi dự án hỗ trợ kỹ thuậ từ các tổ chức
quốc tế, khu vực và các nước.

(3) Đề nghị Bộ tài chính hỗ trợ một số khoản kinh phí mua
sắm ban đầu, hoặc để nộp phí niên liễm tham gia các tổ chức quốc tế, khu vực;
hoặc miễn giảm khoản phải nộp;…

Thứ tư, Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra giám sát VAA.

Bộ tài chính đã ban hành Quyết đinh số 32/2005/QĐ-BTC ngày
31/5/2005 về Quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán, kiểm toán tròn đó
quy định rõ: Bộ Tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động của VAA
và ngược lại, VAA phải thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo nghề nghiệp của
Bộ Tài chính. Trong thời gian tới, việc này sẽ phải thực hiện đầy đủ nghiêm túc
và thường xuyên hơn.

Theo PGS.TS ĐẶNG THÁI HÙNG – Tạp chí kế toán số 77