Những thách thức và giải pháp cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán trong điều kiện hội nhập

Những thách thức và giải pháp cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán trong điều kiện hội nhập
TCKT cập nhật: 19/03/2010

Kiểm toán luôn có vai quan trọng trong mối quan
hệ cung cấp thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp và người sử dụng thông
tin. Hướng dẫn kiểm toán là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo tính trung
thực và khách quan của các thông tin tài chính làm cơ sở cho việc ra các quyết
định đầu tư và quản lý kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế chuyển
đổi của Việt Nam
vai trò của hoạt động kiểm toán có nhiều thay đổi và chất lượng của các dịch vụ
kiểm toán đang là một vấn đề mà các doanh nghiệp và nhà đầu tư quan tâm. 

 

Bài
viết này phân tích những nguyên nhân cho việc tiềm ẩn suy giảm giá trị của hoạt
động kiểm toán từ đó đưa ra những đề xuất cho việc nâng cao giá trị các dịch vụ
kiểm toán trong điều kiện hội nhập nên kinh tế.

 

Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và doanh nghiệp

Những đặc trưng cơ bản của mối quan hệ kiểm toán viên doanh
nghiệp được kiểm toán (khách hàng):

 

Mối quan hệ giữa kiểm toán viên và khách hàng mang bản chất
là mối quan hệ kinh tế. Các kiểm toán viên thông qua doanh nghiệp kiểm toán có
trách nhiệm cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp khách hàng
và nhận được các khoản chi trả của doanh nghiệp cho việc cung cấp các dịch vụ
kiểm toán. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các kiểm toán viên và doanh nghiệp không
đơn thuần là quan hệ cung cấp dịch vụ thông thường vì hai lý do cơ bản:

 

Thứ nhất, hướng dẫn kiểm toán là một hoạt động phúc
tạp có liên quan chặt chẽ đến các quy định của pháp luật về chất lượng kiểm
toán và chuẩn mực nghề nghiệp. Do đó hoạt động kiểm toán chịu sự chi phối mạnh
mẽ của yếu tô môi trường kiểm toán. Trong điều kiện chuyển đổi và hội nhập nền
kinh tế của Việt Nam, sự hình thành chưa đầy đủ các yếu tố về cơ sở pháp lý,
môi trường văn hóa kinh doanh, nhận thức của doanh nghiệp và xã hội đối với
nghề nghiệp kiểm toán là các yếu tố có liến quan mật thiết đến chất lượng dịch
vụ kiểm toán.

 

Thứ hai, hoạt động kiểm toán liên quan đến các bên thứ
ba là những đối tượng sử dụng thông tin tài chính của các doanh nghiệp được
kiểm toán. Ví dụ, các nhà đầu tu, ngân hàng và các tổ chức tài chính, cơ quan
thuế và các cơ quan quản lý của Nhà nước. Những đối tượng này không phải chi
trả trực tiếp cho việc sử dụng dịch vụ kiểm toán nhưng là những thành tố quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán và nhu cầu sử dụng dịch
vụ kiểm toán của các doanh nghiệp.

 

Kiểm toán với chức năng tuân thủ và gia tăng giá trị

 

Chức năng tuân thủ liên quan đến việc các kiểm toán viên bày
tỏ ý kiến của mình về tính trung thực và khách quan của các thông tin trên báo
cáo tài chính theo các chuẩn mực nghề nghiệp kế toán – kiểm toán. Về mặt vĩ mô,
chức năng này tồn tại với mục đích nâng cao hiệu quả của thông tin thông qua
việc tạo lòng tin cho người sử dụng thông tin về những thông tin trên báo cáo
tài chính từ đó làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế. Việc thực hiện không
tốt chức năng tuân thủ sẽ làm suy yếu mối quan hệ đầu tư và kinh doanh và kết
quả các nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều rủi ro và chi phí đầu tư cao. Bản
thân các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với chi phí vốn lớn và tổn thất các cơ
hội kinh doanh.

 

Chức năng gia tăng giá trị thể hiện ở việc làm tăng độ tin
cậy của các thông tin tài chính. Chức năng này thể hiện ở 2 mặt: Một mặt hoạt
động kiểm toán làm cho các thông tin tài chính trung thực và khách quan trở nên
tin cậy hơn do có sự chứng thực của kiểm toán viên. Mặt khác hoạt động kiểm
toán làm cho các thông tin tài chính đáng tin cậy nhất được trình bày trên các
báo cáo tài chính. Thực hiện tốt chức năng này không chỉ làm gia tăng giá trị
của các doanh nghiệp mà còn làm chi nền kinh tế trở nên hiệu quả hơn: các doanh
nghiệp gia tăng khả năng tiếp xúc với nguồn lực tài chính, các nhà đầu tư tiết
kiện được các chi phí, các cơ quan quản lý Nhà nước có khả năng xác định chính
xác các vấn đề cần giải quyết. Ngay bản thân các công ty kiểm toán cũng nâng
cao được giá trị dịch vụ kiểm toán trên thị trường và đương nhiên, họ được chi
trả với những mức phí cao hơn.

 

 

Nhận diện những thách thức đối với chất lượng hoạt động kiểm
toán

 

Thứ nhất, mối quan hệ kiểm toán – khách hàng và môi trường
làm việc của kiểm toán viên
. Một trong những khó khăn lớn của dịch vụ kiểm toán
là vừa phải thực hiện chức năng tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp vừa phải duy
trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.

 

Chính những yếu tố này tiềm ẩn nguy cơ suy giảm vai trò của
kiểm toán trong nền kinh tế và xói mòn giá trị của các dịch vụ kiểm toán. Bằng
chứng của sự ảnh hưởng của nhân tố trên là sự mở đường cho các hiện tượng gian
lận, báo cáo sai số liệu. Trong nhiều trường hợp hiện tượng trên có thể giải
thích bằng sự cố gắng của các công ty kiểm toán trong việc gia tăng khả năng
cạnh tranh trong việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ kiểm toán. Tuy
nhiên, trọng tâm của hiện tượng này là sự thiếu hụt về sự hiểu biết và tầm nhìn
về giá trị của hoạt động kiểm toán mà nguyên nhân có thể là:

 

– Sự xung đội lợi ích ngay trong mối quan hệ giữa kiểm toán
viên và khách hàng. Vấn đề cơ bản trong mối quan hệ kiểm toán viên và khách
hàng là ở chỗ các kiểm toán viên có xu hướng phụ thuộc vào bộ máy quản lý của
doanh nghiệp, những người trực tiếp quyết định tới việc ký các hợp đòng và chi
trả các phí dịch vụ kiểm toán. Nhân tố này luôn song hành với mỗi cuộc kiểm toán
và kiểm toán viên được các doanh nghiệp trả tiền cho việc tiến hành các dịch vụ
kiểm toán hoạt động sản xuất kinh doanh của chính các doanh nghiệp đó;

 

– Các công ty kiểm toán thiếu sự cân nhắc hợp lý giữa chứ
năng tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp và việc duy trì và phát triển khách
hàng, sự cân nhắc này không được phổ biến chi tiết đến từng kiểm toán viên;

 

– Đội ngũ kiểm toán viên không đáp ứng nhu cầu trung và dài
hạn của thị trường dịch vụ kiểm toán, thiếu sự trú trọng vào sự phát triển nhân
tài;

 

– Sự mất cân đối dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính và tư
vấn thuế các dịch vụ khác như tư vấn quản lý

 

Thứ hai, quá trình đào tạo và kỹ năng của kiểm toán viên. Kỹ
năng của kiểm toán viên là một trong những yếu tố quan trọng trong sự thành
công của các cuộc kiểm toán. Sự thiếu hụt các kỹ năng cần thiết là tiền đề cho
sự suy giảm chất lượng dịch vụ kiểm toán. Do đa số mô hình tổ chức các cuộc
kiểm toán theo hình “kim tự tháp” trong đó phần lớn các công cuộc kiểm toán như
đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thu thập bằng chứng kiểm toán hay lấy mẫu
kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên tập sự hoặc ít kinh nghiệm. Mặc
dù mô hình này giúp các công ty kiểm toán có được nguồn nhân lực kiểm toán đa
dạng và có giá rẻ, nếu các kiểm toán viên này không được đào tạo các kỹ năng
cần thiết, sẽ rất dễ dẫn đến những sai lầm trong việc thu thập bằng chứng và sự
sai lệch về ý kiến kiểm toán mà biểu hiện cụ thể là:

 

– Các kỹ năng kiểm toán thiếu tính thực tế; Thiếu sự nhận dạng đầy đủ các rủi ro khi tiến hành các cuộc
kiểm toán;

 

– Xác định sai quy mô cuộc kiểm toán dựa và quy mô kinh
doanh của khách hàng hơn là dựa vào mức độ rủi ro đối với hoạt động kiểm toán

 

Thứ ba, hiệu lực các chu trình kiểm toán. Hiệu lực của chu
trình kiểm toán có ảnh hưởng lớn đến chất lượng các cuộc kiểm toán và bị chi
phối bởi ba nhân tố: Mục địch của quá trình kiểm toán, kiến thức và kinh nghiệm
của kiểm toán viên, phương pháp kiểm toán áp dụng. Thông thường, hiệu lực các
chu trình kiểm toán thường không đặt mức độ cần thiết trong các trường hợp sau:

 

– VIệc lạm dụng công nghệ thông tin trong nhiều trường hợp
sẽ làm giảm khả năng tiếp xúc của kiểm toán viên đối với các khách hàng, tăng
thời gian xử lý số liệu và giảm thời gian thu thập bằng chứng kiểm toán;

 

Áp dụng cứng nhắc các phương pháp kiểm toán làm xơ cứng chu
trình kiểm toán và hướng kiểm toán viên tập trung vào việc đưa ra các báo cáo
kiểm toán hơn là thực hiện đầy đủ chu trình kiểm toán;

 

– Tập trung quá mức và mối quan hệ với khách hàng làm giảm
tính khách quan của các bằng chứng kiểm toán.

 

Thứ tư, độ tin cậy và tính hữu ích của các báo cáo kiểm
toán.
Chất lượng của các cuộc kiểm toán được đánh giá bởi chất lượng các ý kiến
kiểm toán trong các báo cáo kiểm toán. Ngoài những yêu cầu về tính độc lập
trung thực và khách quan trong việc đưa ra các ý kiến về tình hình tài chính
của các doanh nghiệp, chất lượng của các cuộc kiểm toán còn chịu sự chi phối
bởi tính khuôn mẫu trong các báo cáo kiểm toán và khả năng giảm quyết tình
huống của các kiểm toán viên khi phát hiện các rủi ro hoặc diễn giải về khả
năng thông tin tài chính của khách hàng. Những nhân tố ảnh hưởng làm suy giảm
độ tin cậy và tính hữu ích của các báo cáo kiểm toán bao gồm:

 

– Khả năng các kiểm toán viên không hoàn thành đầy đủ trách
nhiệm pháp lý đối với các cuộc kiểm toán khi đánh giá tính đầy đủ của hệ thống
số liệu kế toán và hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.

 

– Thư kiểm toán và các báo cáo kiểm toán thiếu tính thông
tin và phụ thuộc quá lớn vào chế độkế toán hiện hành. Việc phụ thuộc vào chế
độ kế toán hiện hành dẫn đến nguy cơ làm giảm tính hữu ích của các thông tin
kiểm toán do bản thân chế độ kế toán không tránh khỏi những bất cập trong việc
trợ giúp các doanh nghiệp cung cấp những thông tin trung thực và khách quan đến
người sử dụng.

Mối
quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm toán được mô
tả trong trong hình:

quan_h.jpg

 

Các giải pháp đề xuất

 

Những phân tích như trên cho thấy rằng cần có những giải
pháp kịp thời cho việc duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán. Tác
giả cho rằng để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán trong điều kiện hội nhập
kinh tế, cần thực hiện ba giải pháp cơ bản sau:

 

Thứ nhất, hạn chế thời lượng các hợp đồng kiểm toán và luân
chuyển các nhà cung cấp được kiểm toán. Để khắc phục được những thách thức từ
mối quan hệ kiểm toán và khách hàng, cần thực hiện việc chuyển đổi các công ty
kiểm toán. Các hợp đông kiểm toán chỉ nên được kí kết với một thời hạn ngắn, từ
1 đến 3 năm.

 

Lý do của sự phụ thuộc của các công ty kiểm toán đối với các khách
hàng là muốn duy trì mối quan hệ lâu dài. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, những
hợp đồng có thời gian dài thường kéo theo những mối quan hệ các nhân tâm lý
nhượng bộ những khách hàng quen biết và xu hướng dựa và những số liệu kiểm toán
của các năm trước để lập báo cáo kiểm toán cho năm sau. Như đã phân tích ở
trên, đây là những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc suy giảm tính độc
lập và chất lượng của các cuộc kiểm toán.

 

Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ cơ cấu các dịch vụ kiểm toán. Các
dịch vụ phi kiểm toán, chẳng hạn như tư vấn thuế hoặc tư vấn đầu tư là một phần
trong cơ cấu các  sản phẩm dịch vụ mà các
hãng kiểm toán cung cấp tới khách hàng và là những cơ sở quan trọng cho việc
tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc cân đối tỷ trọng các dịch vụ kiểm
toán này là rất cần thiết đối với sự phát triển của dịch vụ kiểm toán trên cơ
sở gia tăng chất lượng thực tế mà khách hàng có thể cảm nhận được từ dịch vụ
của các công ty kiểm toán. Những số liệu thống kê gần đây cho thây đang có hiện
tượng tập trung vào các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính hay tư vấn thuế với
hơn 70% doanh thu của các công ty kiểm toán từ 2 hoạt động này. Tuy nhiên, sự
mất cân đối này sẽ là yếu tố tiềm ẩn làm tăng tính hình thức của dịch vụ kiểm
toán từ đó làm giảm chất lượng các dịch vụ kiểm toán

 

Thứ ba, minh bạch hóa các chi phí kiểm toán. Các chi phí
kiểm toán cần được cụ thể hóa bằng cách chuyển từ chi phí trọn gói cho các cuộc
kiểm toán sang những chi phí dễ đo lường và kiểm soát (ví dụ như tính phí kiểm
toán theo thời gian). Hiệp hội kiểm toán hoặc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần
có biểu phí kiểm toán từ đó có được sự so sánh và phát hiện các mức phí bất
thường. Bản thân các công ty kiểm toán cũng cần minh bạch hóa các chi phí kiểm
toán bằng việc lưu giữ và trình bày số liệu về thời gian thực hiện mỗi cuộc
kiểm toán và mức phí áp dụng cho khách hàng. Ngoài ra cũng cần cân nhắc các yếu
tố ảnh hưởng đến chi phí kiểm toán như danh tiếng của các hãng kiểm toán, hiệu
suất và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán.

                                                                                                                                  Theo
TS. ĐẶNG ĐỨC SƠN – TC Kiểm toán