Hoạt động kiểm tra – kiểm soát tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước

Hoạt động kiểm tra – kiểm soát tài chính của cơ quan quản lý Nhà nước
TCKT cập nhật: 07/10/2008

Qua kiểm tra – kiểm soát , cơ quan quản lý tài chính thu được những thông tin phản hồi về đối tượng quản lí; giúp cơ quan quản lý nắm bắt kịp thời và chính xác tính hình quản lý tài chính của đối tượng quản lý, giúp cho đối tượng quản lý sửa chữa những thiếu só , tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quyết định quản lý tài chính ; kịp thời ngăn ngừa những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán của cơ quan, tổ chức và công dân. Từ đó, góp phần tăng cường pháp chế tài chính và giúp cơ quan quản lý xem xét tính đúng đắn của các quyết định quản lý, thấy được những thiếu sót, khuyết điểm trong tổ chức điều hành, những sơ hở trong quản lý để nghiên cứu sửa đổi chó phù hợp với mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý nền tài chính quốc gia.

Hoạt động tài chính trong các tổ chức, cơ quan không chỉ đơn giản là hoạt động theo tiêu chí tiền tệ từ các nguồn NS khác nhau mà bao gồm hàng loạt các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, hoạt động nghiệp vụ, phân phối và phân phối lại các nguồn lợi được biểu hiện bằng tiền. Do đó, việc kiểm tra – kiểm soát trong lĩnh vực tài chính là công việc khó khăn và phức tạp có liên quan đến lợi ích Nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, nhận thức về chức năng và đặc điểm hoạt động kiểm tra- kiểm soát tài chính của cơ quan quản lý tài chính Nhà nước rất khác nhau ở từng cá nhân, từng cơ quan và địa phương.

Chức năng kiểm tra – kiểm soát tài chính của cơ quan quản lý tài chính Nhà nước
 
Hoạt động kiểm tra – kiểm soát tài chính của cơ quan quản lý tài chính Nhà nước có 2 chức năng sau:

 Một là , kiểm tra – kiểm soát việc chấp hành pháp luật , chính sách , chế độ tài chính , kế hoạch NSNN của các cơ quan , tổ chức và công dân.

Kiểm tra – kiểm soát tài chính rất cần thiết đối với hoạt động tài chính và là yêu cầu không thể thiếu được trong quản lý tài chính .

Qua kiểm tra – kiểm soát, cơ quan quản lý tài chính thu được những thông tin phản hồi về đối tượng quản lý; giúp cơ quan quản lý nắm bắt kịp thời và chính xác tính hình quản lý tài chính của đối tượng quản lý, giúp cho đối tượng quản lý sửa chữa những thiếu sót, tăng cường việc thực hiện có hiệu quả các quyết định quản lý tài chính; kịp thời ngăn ngừa những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán của cơ quan, tổ chức và công dân. Từ đó, góp phần tăng cường pháp chế tài chính và giúp cơ quan quản lý xem xét tính đúng đắn của các quyết định quản lý, thấy được những thiếu sót, khuyết điểm trong tổ chức điều hành, những sơ hở trong quản lý để nghiên cứu sửa đổi chó phù hợp với mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý nền tài chính quốc gia.

Mặt khác, thông qua thực hiện chức năng kiểm tra – kiểm soát việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính…, còn giúp chủ thể tìm ra kẽ hở trong cơ chế quản lý kinh tế – tài chính trong việc xem xét thực thi các biện pháp quản lý tài chính của Trung ương đối với các ngành , địa phương và đơn vị.

Hai là , kiểm tra – Kiểm soát tài chính gắn liền với thực hiện việc xem xét và giải quyết khiếu nại , tố cáo về tài chính .

Việc xem xét và giải quyết khiếu nại , tố cáo về tài chính bao gồm các nội dung sau : kiểm tra – kiểm soát NSNN , kiểm tra – kiểm soát quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản , kiểm tra – kiểm soát việc chấp hành chính sách , chế độ tài chính đối với các DN, các đơn vị HCSN , kiểm tra – kiểm soát thuế , kiểm tra – kiểm soát chi NSNN , kiểm tra – kiểm soát nhằm phòng ngừa tiêu cực và chống tham nhũng .

Kiểm tra – kiểm soát NSNN bao gồm kiểm tra – kiểm soát về thu và chi NSNN. Trong đó, kiểm tra – kiểm soát thu NSNN như thuế và các khoản thu ngoài thuế; kiểm tra – kiểm soát chi NSNN như vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại các cơ quan tài chính, đơn vị chủ đầu tư, đơn vị nhận thầu xây lắp; kiểm tra – kiểm soát tại các đơn vị hành chính sự nghiệp như đơn vị dự toán cấp trên, đơn vị cơ sở trực tiếp sử dụng kinh phí; kiểm tra – kiểm soát việc thực hiện chế độ quyết toán và xét duyệt quyết toán.

Kiểm tra – kiểm soát quỹ NSNN bao gồm kiểm tra – kiểm soát việc hạch toán kế toán và quản lý thu NSNN qua KBNN ; kiểm tra – kiểm soát việc thực hiện chi của KBNN , việc cấp phát , cho vay , thu nơ đối với các chương trình , mục tiêu qua KBNN ; việc quản lý tồn ngân quỹ , tiền mặt , kho quỹ , việc mở tài khoản , quản lý hoạt động các tài khoản tiền gửi , tài khoản tạm giữ tại KBNN.

Kiểm tra- kiểm soát tài chính DN là công tác kiểm tra – kiểm soát các hoạt động tài chính của DN với chủ thể bởi bản thân DN ( kiểm tra – kiểm soát nội bộ ), đồng thời, có thể được tiến hành bởi các cơ quan, tổ chức kiểm tra – kiểm soát chuyên nghiệp ( kiểm tra – kiểm soát từ bên ngoài ). Đối tượng của kiểm tra – kiểm soát tài chính DN là các hoạt động tài chính của DN. Đặc điểm của kiểm tra – kiểm soát tài chính DN là một bộ phận của kiểm tra – kiểm soát tài chính nói chung, đồng thời, có các đặc trưng là được tiến hành xem xét tại DN và tiến hành sau khi các vụ việc đã phát sinh ; trong kiểm tra – kiểm soát tài chính DN : các DN vừa là đối tượng kiểm tra – kiểm soát (khách thể của kiểm tra- kiểm soát )vừa là chủ thể quản lý. Là đối tượng kiểm tra –  kiểm soát, DN phải có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu về cung cấp tài liệu, số liệu…theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân kiểm tra – kiểm soát; là chủ thể quản lý, DN được quyền biết mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch kiểm tra – kiểm soát, được quyền giải trình khi chưa đồng tính với đánh giá của tổ chức đánh gía của tổ chức kiểm tra – kiểm soát; đồng thời, có trách nhiệm tổ chức thực hiện những kết luận, kiến nghị của tổ chức kiểm tra – kiểm soát tài chính .

Đặc điểm kiểm tra – kiểm soát tài chính của cơ quan tài chính Nhà nước  
 
Hoạt động kiểm tra – kiểm soát tài chính có 3 đặc điểm cơ bản:

Một là , hoạt đọng kiểm tra – kiểm soát tài chính mang tính tổng hợp và đa dạng

Tính tổng hợp của kiểm tra – kiểm soát tài chính biểu hiện ở sự việc hay nội dung kiểm tra – kiểm soát thường liên quan đến nhiều lĩnh vực , mỗi lĩnh vực lại tổng hợp nhiều vấn đề có ảnh hưởng lẫn nhau ; kết quả của nó là những kết luận , giải quyết , xử lý không chỉ có giá trị đối với đơn vị được kiểm tra – kiểm soát mà còn có tác dụng chung trong hệ thống quản lý tài chính .

Tính đa dạng của nó biểu hiện ở sự việc , đối tượng , hình thức là khác nhau ở mỗi cuộc kiểm tra – kiểm soát như kiểm tra – kiểm soát quản lý và điều hành NSNN , kiểm tra – kiểm soát sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản , kiểm tra – kiểm soát thuế…

Hai là , kiểm tra – kiểm soát tài chính là hoạt đọng gắn liền với công tác đấu tranh với những sai trái , tiêu cực trong việc chấp hành pháp luật , chính sách , chế độ tài chính và chấp hành các quyết định quản lý của các cơ quan , tổ chức và công dân .

Kiểm tra – kiểm soát tài chính có đặc trưng là xem xét tại chỗ , làm rõ đúng , sai đối với vụ việc và con người có quan hệ đến vi phạm quản lý tài chính của Nhà nước . Kết quả tác động của kiểm tra – kiểm soát tài chính đến đối tượng kiểm tra – kiểm soát không phải là sự phản ánh đơn thuần mà là sự phản ánh đúng hay sai , ảnh hưởng đến việc thực hiện việc quyết định quản lý tài chính …

Ba là , tổ chức và cá nhân được kiểm tra – kiểm soát tài chính vừa là đối tượng vừa là chủ thể quản lý .

Kiểm tra – kiểm soát là một chức năng thiết yếu của cơ quan QLNN và phạm vi quản lý mở rộng đến đâu thì phạm vi kiểm tra – kiểm soát cũng cần mở rộng tương ứng. Theo đó, tổ chức và cá nhân được kiểm tra – kiểm soát đều là thành viên trong cơ cấu bộ máy quản lý và có quyền hạn và trách nhiệm nhất định trước pháp luật, họ vừa là đối tượng kiểm tra – kiểm soát, vừa là chủ thể quản lý.

Kiểm tra – kiểm soát tài chính là công việc thường xuyên tác động lên mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan , tổ chức và cá nhân để phục vụ cho công tác điều hành được tốt hơn, uốn nắn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra. Những phương pháp chủ yếu thường được sử dụng trong kiểm tra – kiểm soát tài chính là phương pháp đối chiếu và so sánh .    

THS Phạm Văn Nhiên (Tạp chí Kế toán)
Tapchiketoan.com