Khi nào Thị Trường Chứng Khoán khởi sắc

Khi nào Thị Trường Chứng Khoán khởi sắc
TCKT cập nhật: 08/06/2008
Khi nào Thị Trường Chứng Khoán khởi sắcThông
thường thì một chu kỳ kinh tế là quá trình trải qua của
các biến động kinh tế – tài chính – tiền tệ nhất định.
Chúng ta ngày nay không phải là một ngoại lệ, chỉ khác
là khác ở chỗ thời gian của từng biến động là dài
hay ngắn thôi. Càng ngày thì chu kỳ đó thay đổi vì các
nổ lực của giới quản lý và tác động bởi các sự
kiện năng luợng – thiên tai – môi trường.

      Diễn
biến thị trường chứng khoán Việt nam cũng không  nằm
ngoài các tiên liệu này. Tức là cũng có những chu kỳ
nhất định. Nếu nghĩ rằng chứng khoán tăng giá liên tục,
thì tiền ở đâu ra để phục vụ cho một khối luợng
giao dịch khổng lồ đến như thế ?! Khi phục vụ cho việc
bơm tiền ra thị trường để cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nuớc, Nhà nước cũng đã tự mình trồng cây lạm phát
rồi.

      Hậu
quả của lạm phát cũng đã được bàn đến rất nhiều
và đến nay thì ai cũng thấy. Khi giá cả tăng nhanh, nhu
cầu của người dân thu nhỏ lại vì tốc độ tăng lương
không bao giờ bằng tốc độ tăng giá. Vì tốc độ tăng
giá luôn luôn bằng tốc độ lạm phát + (cộng) với các
yếu tố tâm lý và đầu cơ. Một khi nhu cầu tiêu dùng,
sử dụng sản phẩm dịch vụ thu hẹp lại tất nhiên đẩy
nền kinh tế vào suy thoái. Một nền kinh tế suy thoái, nơi
đó hàng hóa, sản phẩm làm ra và được bày bán nhiều,
có giá cao và … không ai mua. Nếu kéo dài tình trạng lạm
phát, thất nghiệp sẽ tăng vì doanh nghiệp không thể mở
rộng quy mô trong điều kiện suy thoái kinh tế.

      Kinh
tế Việt nam đang trong giai đoạn lạm phát và đứng trước
ngưỡng của suy thoái. Sau suy thoái thì khả năng thất nghiệp
sẽ rất lớn. Chu kỳ này chắc không thể tránh khỏi. Điều
này không thể tránh khỏi và cũng không thể “kết tội”
các chuyên gia kinh tế vĩ mô. Một thị trường chứng khoán
phát triển bùng phát là cơ hội để tất cả mọi người
tham gia (và cũng là nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài).
Việc kìm hãm là không thể vì kìm hãm bằng cách nào đây.
Chính phủ đã thực hiện kiềm chế này, và rất may là
đã kiềm chế sớm. Nếu trễ hơn, hậu quả của lạm phát
chắc còn khôn lường hơn. Sau đó, việc tăng giá cũng là
tất yếu.

      Vậy
làm thế nào để thu ngắn chu kỳ kinh tế này để nhanh
chóng đưa nền kinh tế khỏi hậu quả của suy thoái đồng
thời giảm thiểu khả năng thất nghiệp ? Cách thứ nhất
là tạo lập một cơ chế cung hàng hóa thiết yếu thật
mạnh. Một khi kìm hãm giá cả của các mặt hàng thiết
yếu, tức là tác động đưa yếu tố tâm lý vào giá =
0. Nhìn vào nền kinh tế hiện nay, chúng ta cần xác định
rõ các mặt hàng thiết yếu. Thực phẩm bình thường (gạo,
thịt cá, rau), nguyên liệu phục vụ xây dựng thiết yếu
(xi măng, sắt thép), nhiên liệu năng lượng thiết yếu
(điện, xăng dầu). Tất cả nhìn chung là “nguyên liệu
thiết yếu” cho nền kinh tế này. Các loại khác không
thiết yếu như : xe gắn máy, xe ô tô, thực phẩm cao cấp,
… Phương án kìm hãm giá các nguyên liệu thiết yếu là
đánh thuế vào các sản phẩm không thiết yếu để tài
trợ cho các sản phẩm thiết yếu. Hạn chế các lĩnh vực
sử dụng nhiều sản phẩm thiết yếu này để tập trung
theo dõi các sản phẩm thiết yếu khác. Đây là phương
án giảm giá hiệu quả các mặt hàng thiết yếu phục vụ
đời sống xã hội. Cách thứ hai là lập phương án hạn
chế thất nghiệp trong giai đoạn hậu suy thoái. Xuất khẩu
lao động là cách tốt nhất được cần được chuẩn bị
lúc này. Từ bây giờ, cần có các giải pháp tăng cường
xuất khẩu lao động, đặc biệt là lao động phổ thông.
Nếu chúng ta không có phương án xuất khẩu lạm phát thì
phải chọn một số phương án “xuất khẩu hậu lạm phát”
như xuất khẩu lao động, xuất khẩu hàng hóa ra nước
ngoài.

      Tại
sao trong các đoạn mở đầu trên bài viết này không bàn
về vấn đề Thị trường Chứng khoán. Cần nhận biết
rằng, Thị trường Chứng khoán phát triển và tồn tại
phát triển trong một nền kinh tế thịnh vượng, hay chi
ít là một nền kinh tế có tăng trưởng mạnh. Nhu cầu
vốn không ngừng tăng và Thị trường Chứng khoán là một
kênh huy động vốn hiệu quả. Giai đoạn bùng phát của
Thị trường Chứng khoán trong thời gian qua diễn ra rất
nhanh vì có các yếu tố kinh tế tác động + (cộng) với
yếu tố tâm lý. Nhưng sự phát triển đó không thể vượt
qua sự phát triển năng lực nền kinh tế. Một cách cụ
thể là, một khi các doanh nghiệp huy động một lượng
vốn khổng lồ từ kênh Thị trường Chứng khoán, các doanh
nghiệp không biết sử dụng lượng vốn đó vào đâu vì
họ có trong tay một số tiền quá nhiều so với năng lực
kinh doanh của họ. Bạn nghĩ gì nếu bạn là nông dân, 1
ha ruộng  và có trong tay 1 tỷ ? Bạn sẽ tiêu xài vô
tội vạ và bạn cũng chẳng biết làm gì để tiền sinh
ra nhiều tiền hơn! Các Doanh nghiệp thì có áp lực khác,
họ không biết đầu tư vào đâu để sinh ra một tỷ lệ
lãi kỳ vọng cho các Cổ đông, họ phải dùng tiền đó
quay vào Thị trường Chứng khoán để …. kinh doanh chứng
khoán. Nghịch lý là ở điểm này. Giống như một người
lấy một cái ly múc một ly nước từ bể nước, sau khi
nhắp giọng một chút cho đỡ khát thì … đổ nước lại
vào bể đó thay vì lấy nước đó đi tưới cây (để đem
lại hiệu quả kinh tế trong một ngành nghề khác). Thị
trường chứng khoán là “sóng sau xô sóng trước”. Có
ai đó bỏ tiền vào mua thì người mua trước mới lời
nhiều hơn, như thế VN-Index mới tăng. Nhưng ai sẽ đổ
thêm tiền vào đây ? một lúc nào đó sẽ phải dừng thôi.

      Một
số doanh nghiệp cần vốn thật sự để kinh doanh thì không
thể huy động vốn thông qua kênh này vì nếu họ đang lỗ
họ sẽ không thể “leo” lên Thị trường Chứng khoán.
Một số khác có lãi đang cần tiền để phát triển kinh
doanh sản xuất nhưng vốn có 5 tỷ thì lại không đủ điều
kiện “lên sàn”. Số doanh nghiệp có lãi , có đủ điều
kiện thì chẳng “hứng thú” gì phát triển kinh doanh vì
guồng máy lãnh đạo có năng lực cũng giới hạn. Thế
là “thời của các ngân hàng” bắt đầu phát huy tác
dụng. Các ngân hàng phát hành cổ phiếu, sau đó quay sang
cho các doanh nghiệp không đủ điều kiện “lên sàn”
(nhưng đang có nhu cầu đầu tư phát triển) vay và thu lãi.
Phải chăng đó là “cơ chế” chưa hay lắm của Thị trường
Chứng khoán. Điều đó vô tình kìm chế một nhân tố tích
cực có khả năng duy trì phát triển của thị trường này.

Từ
hai nhận định nêu trên, bài viết này xin đề xuất 2 quan
đểm vực dậy Thị trường Chứng khoán như sau:

Thứ
nhất
, không vực dậy bằng các biện pháp hành chính,
hay cố bơm thêm tiền từ Nhà nước (vì như vậy làm trầm
trọng thêm lạm phát). Việc vực dậy Thị trường Chứng
khoán chỉ có thể thực hiện khi đã đưa nền kinh tế
trở về với vạch “thịnh vượng” của hai năm trước
đây. Tức là cố gắng thoát khỏi suy thoái và hạn chế
tối đa thất nghiệp. Kìm hãm lạm phát mất ít nhất 1
năm, dẫn dắt kinh tế thoát khỏi suy thoái mất 2 năm, xử
lý từ bây giờ vấn đề thất nghiệp thì sau đó chỉ
mất thêm 1 năm. Tổng cộng 4 năm. Vào giữa năm 2011, khi
đã bắt đầu “bình yên” thì cũng là lúc nói đến Thị
trường Chứng khoán “muốn gì” được rồi.

Thứ
hai
, khi bàn đến phát triển Thị trường Chứng khoán,
thì phải xem nhân tố nào là nhân tố tích cực cho thị
trường này, sau đó phát huy sự tham gia của nhân tố đó.
Cơ chế nên thông thoáng hơn cho tất cả các doanh nghiệp
chứ không chỉ cho vỏn vẹn chừng 200 doanh nghiệp như hiện
nay. Hoặc phải có một thị trường chứng khoán cho các
doanh nghiệp đang lỗ để họ tham gia sân chơi tìm vốn.
Hai thị trường khác nhau có thể hỗ trợ nhau và chỉ khi
gặp vấn đề lớn lắm thì cả hai mới kéo nhau “đổ
ụp”.

Kết
luận
: Lúc này không nên bàn về vấn đề vựt dậy
Thị trường Chứng khoán. Một khi các yếu tố kinh tế
chưa hội đủ điều kiện, các tầm vóc quản lý chưa cao,
các cơ chế chưa xác định rõ những nhân tố tích cực,
thì việc nói hay “mơ ước” về một “tương lai tươi
sáng” cho Thị trường Chứng khoán là không hợp thời.
Không thể ngồi và phân tích những sai lầm của các nhà
đầu tư hay hạn chế về chính sách. Chúng ta cần nhìn
nhận “cái gốc” của vấn đề thị trường chứng khoán,
đó là sự thịnh vượng của nền kinh tế. Đây là phương
án điều trị hiệu quả nhất. Những ai đang nắm giữ
hàng đống Chứng khoán vui lòng “giữ tiếp”. Chờ đến
thời cơ hãy quay lại thời kỳ huy hoàng! Từ nay đến đó,
hãy đọc nhiều sách, hay suy ngẫm thật nhiều, hãy suy tư
và hoạch định chiến lược đến giờ G. Nếu từ đây
đến đó mà lang man mộng tưởng, khi giờ G đến, lại
quáng quàng làm lung tung, thì lại … chờ thời nữa chứ
sao.


Ths. Lê Ngọc Lợi – CPA 

Tapchiketoan.com